Anh chú hướng nghiệp

Đối phó với áp lực khi làm việc như thế nào?

rèn luyện khả năng chịu áp lực khi làm việc

Một trong những tiêu chí hàng đầu mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên tiềm năng là khả năng chịu đựng tốt áp lực khi làm việc. Vậy làm cách nào để rèn luyện khả năng và đối phó với áp lực một cách tốt nhất? Hãy cùng Anh Chú Hướng Nghiệp tìm hiểu điều đó qua bài viết này nhé!

Table of Contents

1. Áp lực khi làm việc là điều không thể tránh khỏi

Công việc có quá nhiều áp lực là công việc của một cá nhân khi người đó nhận quá nhiều đầu việc hoặc phải đáp ứng yêu cầu công việc cao, ví dụ: 

  • Làm thêm giờ để hoàn thành công việc đúng tiến độ
  • Đảm nhận công việc của những người đồng nghiệp bị ốm
  • Hoàn thành một đơn đặt hàng gấp rút hoặc nhiệm vụ xoay vòng nhanh
  • Phụ trách một bộ phận mới mà bạn chưa có kinh nghiệm làm trước đây

Hoang mang, lo lắng và cảm giác tự ti trước áp lực khi làm việc là một phản ứng tâm lý bình. Nhưng nếu nhận thức được điều cần làm để vượt qua áp lực và hoàn thành tốt trách nhiệm công việc thì áp lực sẽ mang đến nhiều lợi ích như:

  • Tiết kiệm thời gian bằng cách hoàn thành công việc hiệu quả hơn
  • Tập trung hơn
  • Tâm huyết hơn khi làm việc 

Sau đây, Anh Chú Hướng Nghiệp sẽ giới thiệu đến các bạn lời khuyên và sách lược để bạn có thể lập ra cho riêng mình cách để đối phó với áp lực công việc tốt hơn.

2. Top 6 sách lược giúp bạn đối phó tốt hơn nếu gặp áp lực khi làm việc

2.1. Lên kế hoạch

Có một câu nói khá nổi tiếng dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lên kế hoạch như sau: “Failing to plan is planning to fail” (tạm dịch: Thất bại trong việc lập kế hoạch chính là lập kế hoạch cho sự thất bại). 

Cho dù phải đối mặt với áp lực khi làm việc lớn nhường nào, hãy dành thời gian lập kế hoạch thay vì trực tiếp đối phó với những áp lực mà không có bất kỳ sự chuẩn bị nào. Chính sự thiết chuẩn bị có thể dẫn đến việc bỏ lỡ những nhân tố “nhỏ nhưng có võ” gây thất bại đáng tiếc trong quá trình làm việc.

Lập kế hoạch giúp bạn vẽ lên bức tranh lớn về vấn đề, từ đó bạn sẽ nhận ra điều gì đang thực sự xảy ra hay nói cách khác là nguồn gốc của vấn đề. Dựa vào nền tảng có sẵn đó, việc phân tách vấn đề thành những mục nhỏ sẽ dễ dàng và rõ ràng hơn. Khi đã có sẵn những định hướng và công việc cụ thể trong tay, bạn sẽ tự tin hơn bao giờ sẽ có thể đạt được mục tiêu của mình.

2.2. Chuẩn bị trước điều bạn nghĩ sẽ xảy ra

Không phải lúc nào cũng sẵn sàng một bản kế hoạch chuẩn chỉnh và thực hiện nó. Hãy chuẩn bị cho những trường hợp có thể xảy ra và chuẩn bị kế hoạch “tác chiến” nếu cần. 

Chẳng hạn, khi đi tiếp thị hàng hóa, khách hàng có thể hỏi những câu mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới hay được cung cấp từ trước. Việc chuẩn bị sẵn từ kiến thức lẫn kỹ năng lúc này là vô cùng quan trọng để bạn không mất mặt trước chính khách hàng của mình. 

Điều duy nhất tồi tệ hơn việc không lường trước được tương lai là việc không chuẩn bị cho những điều bạn biết rằng chắc chắn chúng sẽ đến. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật kỹ trước những vấn đề có thể gặp trong quá trình làm việc.

2.3. Sẵn sàng nhờ giúp đỡ 

Nếu bạn là nhóm trưởng, đừng cố gắng tự mình gánh vác mọi thứ. Sức mạnh tổng hợp của nhóm là sức mạnh lớn nhất. Chia nhỏ đầu việc là cách để mọi người trong nhóm cùng nhau quản lý khối lượng công việc và giảm bớt áp lực khi làm việc.

Ngay cả khi bạn không phải là nhóm trưởng, bạn tìm kiếm sự giúp đỡ của quản lý hoặc đồng nghiệp khác. Rất có thể họ sẽ giúp một phần nào đấy công việc của bạn miễn là điều đó không gây quá nhiều áp lực lên họ.

2.4. Nhận thức điểm mạnh và điểm chưa mạnh của bạn

Thời gian và nguồn lực mà bạn có là hạn chế, nhất là khi bạn gặp áp lực khi làm việc. Mù quáng và tự tin khi không có cơ sở chỉ càng gia tăng thêm áp lực cho bạn: bạn stress nhiều hơn và công việc càng không tiến triển. Vì thế, hiểu rõ giới hạn của bản thân và làm việc phù hợp với khả năng của mình sẽ giúp bạn đối phó tốt hơn với áp lực.

Ngoài ra, việc hiểu rõ giới hạn bản thân hoặc bức phá giới hạn bản thân để phát triển trong công việc còn tùy vào hoàn cảnh. Ví dụ, công ty của bạn đang cần gấp người có thể hoàn thành nhanh và chuẩn xác công việc A. Nhưng bạn lại chưa có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm nhận công việc này. Vì vậy, bạn nên hiểu rõ rằng bản thân chưa phù hợp với công việc A và nên nhường cho người phù hợp nhất làm công việc này, để tránh gặp những thất bại đáng tiếc và áp lực khi làm việc.

2.5. Dành thêm ít thời gian cho bản thân

Áp lực khi làm việc khiến bạn dễ bỏ bữa và làm việc liên tục không nghỉ. Bạn có thể nghĩ rằng làm việc liên tục sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn. Nhưng thật ra, các khoảng thời gian nghỉ khoảng 5 đến 10 phút có thể giúp bạn giảm bớt stress, cải thiện sự tập trung và nâng cao hiệu quả công việc rất nhiều đấy! 

Vì thế, trước một công việc đầy áp lực, bạn hãy dành ra ít nhất 5 phút mỗi 50 phút làm việc để vươn vai, làm vài động tác thể dục, uống nước và thoát khỏi bộn bề công việc. Khi đó, bạn sẽ sẵn sàng hoàn thành dấu mốc kế tiếp trên chặng đường chinh phục mục tiêu phía trước.

2.6. Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Có nhiều cách khác nhau giúp bạn có thể sống trọn vẹn từng giây kể cả khi gặp muôn vàn áp lực khi làm việc. Tuy nhiên, cách tốt nhất là luyện tập kỹ năng này thường xuyên. 

Ví dụ, nếu áp lực khi làm việc là yêu cầu cao về sự chuẩn xác và tốc độ thì hãy giới hạn thời gian cho từng mục nhỏ và dành thêm thời gian cho việc kiểm tra lại kết quả công việc đó. Chẳng hạn, khi gặp khó khăn với việc thuyết trình một cách trôi chảy với khách hàng, hãy luyện tập thêm bằng cách chủ động thuyết trình dự án mới trước các thành viên trong ban hoặc nội bộ công ty để cải thiện kỹ năng của mình.

3. Vượt qua áp lực khi làm việc – Điểm sáng trong mắt nhà tuyển dụng

Các anh chị tuyển dụng thường sẽ hỏi về khả năng xử lý áp lực để đánh giá tính linh hoạt trong quá trình làm việc của ứng viên. Ngay cả khi đã chuẩn bị kỹ càng, bạn dễ dàng rơi vào thế bí khi đối mặt với những câu hỏi khó đoán trước của nhà tuyển dụng như: “Em có phải là người giỏi làm việc dưới áp lực không?”. 

Trong tình huống đó, nếu bạn bỏ cuộc, bạn dễ dàng bị loại khỏi vòng ứng tuyển. Mặt khác, nếu bạn đưa ra hướng giải quyết gọn ghẽ cho vấn đề khó lường kia, chắc chắn đó là màn ghi điểm không thể hoành tráng hơn. 

Nhớ đưa ra những ví dụ cụ thể và thuyết phục bằng cách nghĩ về thời điểm mà áp lực khi làm việc khiến công việc hiệu quả và khởi sắc hơn. Lưu ý rằng câu trả lời của bạn nên chia theo cấu trúc 3 phần:

  • Kể một câu chuyện 

Bạn nên bắt đầu bằng cách thiết lập hoàn cảnh: Áp lực khi làm việc mà bạn gặp phải là gì? Trong tình huống như thế nào? Nguyên nhân vì sao lại có áp lực? Bạn hoặc thành viên trong nhóm của bạn đã phải đối mặt với những thách thức cụ thể nào? Hậu quả nếu có thất bại sẽ là gì?

  • Giải thích những giải pháp giúp bạn vượt qua áp lực

Ở bước này, hãy kể lại những việc bạn đã làm để thích ứng và giải quyết áp lực khi làm việc. Sẽ tốt hơn nếu bạn phác thảo những suy nghĩ trong đầu về 1 nhiệm vụ khó khăn hoặc về thái độ điềm đạm của bạn để duy trì năng suất.

Bạn cũng có thể chọn giải thích các kỹ năng khác từ việc đối phó với các áp lực khi làm việc, chẳng hạn như học cách ưu tiên công việc hoặc biết khi nào cần giúp đỡ.

  • Chia sẻ kết quả

Để chứng minh cho nhà tuyển dụng về hành trình vượt qua áp lực khi làm việc, bạn cần chú ý các điểm sau: Bạn có hoàn thành công việc đúng thời hạn và chất lượng đạt yêu cầu không? Những thay đổi/ quyết định của bạn trong suốt quá trình đó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng như thế nào?

Với các số liệu cụ thể, bạn sẽ mang đến một câu chuyện thuyết phục hơn và dễ dàng tạo dấu ấn trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng việc kể câu chuyện nhằm mục đích giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng làm việc và thái độ chuyên nghiệp của bạn đối với công việc. Vì vậy, hãy chọn lọc các chi tiết “đắt giá” nhất của câu chuyện và bỏ qua những chi tiết “nhạy cảm” và không cần thiết, ví dụ như: những áp lực bạn đã áp đặt lên thành viên cùng nhóm hoặc cảm nhận của bạn về áp lực khi đó như thế nào.

4. Lời kết

Trên đây là một số chia sẻ của Anh Chú Hướng Nghiệp về cách đối phó với áp lực khi làm việc. Không một công việc nào là dễ dàng. Mỗi việc đều có thử thách và áp lực. Bạn có thể cảm thấy stress, chán nản và muốn từ bỏ việc bạn đang làm, nhất là mỗi khi bạn đương đầu với áp lực công việc. Nhưng hãy nhớ rằng không viên kim cương nào được tạo ra mà không có áp lực. 

Áp lực chính là nội lực, là cơ hội để bạn hoàn thiện bản thân và phát triển bền vững trong sự nghiệp. Học cách vượt qua áp lực khi làm việc chính là học cách để trở nên vững vàng và thành công hơn.

Đọc thêm: Kỹ năng cần có của 1 management consultant 

Vui lòng ghi rõ nguồn khi chia sẻ nội dung bài viết:

Anh Chú Hướng Nghiệp (www.anhchuhuongnghiep.com)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp
Email

One Response

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dự án Anh Chú Hướng Nghiệp hiện thực hóa khát vọng giúp đỡ giới trẻ của Dương Trần – Thạc sĩ ĐH Harvard, Chuyên gia Tư vấn chiến lược.

Đọc thêm tại đây

Kết nối

Chủ đề

Đăng ký nhận newsletter

Đăng ký nhận newsletter

Nhận email cập nhật về các bài viết, tài liệu & sự kiện mới của Anh Chú Hướng Nghiệp