Anh chú hướng nghiệp

Công việc nào dành cho ENFJ – Nguời cho đi

ENFJ

ENFJ là một trong 16 nhóm tính cách MBTI được tạo bởi Katharine Briggs và Isabel Myers. Đây là một nhóm tính cách khá hiếm gặp chỉ với 2-5% dân số thế giới. Hãy cùng Anh Chú Hướng Nghiệp tìm hiểu ENFJ là gì và những điểm thú vị của nhóm tính cách này nhé.

ENFJ

1. ENFJ là gì?

ENFJ là viết tắt cho Extraversion (E) – Hướng ngoại, Intuition (N) – Trực giác , Feeling (F) – Cảm xúc, và Judgement (J) – Nguyên tắc.

Đây là nhóm tính cách của những người nổi tiếng với vai trò lãnh đạo trong lịch sử thế giới hay những người nổi tiếng với bản chất lãnh đạo:

  • Martin Luther King, Jr. – người Mỹ – Nhà hoạt động nhân quyền
  • Abraham Lincoln – Tổng thống Hoa Kỳ – Nelson Mandela – Tổng thống Nam Phi, nhà hoạt động nhân quyền
  • John Paul II – Đức Giáo Hoàng
  •  Sheryl Sandberg – Điều hành tại Facebook, tác giả cuốn “Lean In”
  •  Cicero – Chính trị gia La Mã
  •  Tony Blair – Thủ tướng Anh
  • Barack Obama

Đó là lý do vì sao, ENFJ được xem như là nhóm tính cách “Lãnh đạo” hay “giáo viên, người hướng dẫn” hay “những người giao tiếp tài ba nhất”. 

2. Đặc điểm tính cách của nhóm ENFJ

ENFJ là 1 trong 16 kết quả loại tính cách và được xác định bằng bốn mà chữ viết tắt ký tự đầu tiên như dưới đây:

– Extraversion: Ưa thích hướng ngoại, cảm giác được thúc đẩy và giàu năng lượng dành cho những người xung quanh.

– iNtution: Dùng trực giác nhiều hơn là cảm nhận cụ thể. Vì vậy, họ tập trung sự chú ý vào bức tranh toàn cảnh hơn là những chi tiết nhỏ nhặt, cũng như là những điều có thể xảy ra trong tương lai hơn là chú ý vào thực tại.

– Feeling: Đưa ra quyết định dựa vào cảm nhận, trạng thái cảm xúc tình cảm, giá trị cá nhân hơn là dựa vào các yếu tố khách quan hoặc quy luật logic.

– Judgement: Họ là những người nguyên tắc, thích lập kế hoạch và tuân thủ theo nó thay vì là những quyết định tự phát, linh hoạt.

3. Hành động và suy nghĩ từ xu hướng tính cách của ENFJ

Các ENFJ tỏa sáng với thái độ tích cực và luôn tràn trề năng lượng và lạc quan. Những người này không chỉ nhiệt tình trong cuộc sống của mình, họ cũng rất hứng thú về cuộc sống của mọi người xung quanh. Họ có tình yêu sâu sắc với con người, đó là lý do vì sao họ luôn nhìn thấy được tiềm năng trong mỗi người mà họ gặp. 

ENFJ là những nhà tổ chức lý tưởng, định hướng và thực hiện những tầm nhìn tốt nhất của họ cho tập thể, nhân loại. Họ vượt trội nhờ khả năng chọn ra các giá trị và khả năng của người khác, những giá trị chia sẻ từ tập thể và áp dụng nó cho một nhóm xã hội tập thể để tạo nên sự hài hòa.

Ngoài ra, ENFJ còn là những người giàu năng lượng, có định hướng và rất nhiều khả năng sâu bên trong. Họ có khả năng tự điều chỉnh theo nhu cầu của nhiều người khác trong tập thể bằng sự dự đoán và nhận thức, cảm giác sâu sắc và sự đồng cảm về những vấn đề của người khác. Và bằng trực giác cũng như xu hướng lạc quan nên họ luôn suy nghĩ về tương lai để cải thiện chúng. ENFJ luôn muốn kết nối chặt chẽ với mọi người, hỗ trợ và hợp tác với họ trong công việc. ENFJ cũng rất tham vọng, nhưng tham vọng của họ không phải cá nhân mà luôn hướng tới cộng đồng để giúp mọi người cùng tốt hơn. Chính vì vậy ENFJ còn được gọi là The Givers – Người cho đi.

4. Sự nghiệp của ENFJ

hướng nghiệp cho ENFJ

ENFJ sẽ phù hợp và làm tốt nhất những công việc mà họ có thể giúp đỡ người khác và dành nhiều thời gian tương tác với những người xung quanh. Nhờ kỹ năng giao tiếp và tổ chức xuất sắc, ENFJ có thể tạo ra những nhà lãnh đạo và quản lý tuyệt vời. Họ giỏi tổ chức các hoạt động, giúp mỗi thành viên nhóm nhận ra tiềm năng của bản thân và giải quyết xung đột giữa các cá nhân. ENFJ luôn cố gắng tạo ra sự hài hòa trong tất cả các tình huống, và luôn biết cách giảm bớt căng thẳng và giảm thiểu bất đồng.

Những công việc có thể phù hợp với các ENFJ:

  • Chính trị gia / Nhà ngoại giao.
  • Tư vấn viên 
  • Giáo viên 
  • Nhà tâm lý học 
  • Nhà văn
  • Quản lý nhân sự 
  • Quản lý 
  • Đại diện bán hàng

ENFJ nên tránh những công việc có tính chất như sau:

  • Thiếu sự hợp tác trong tổ chức như những công ty có cách quản lý rối loạn, môi trường hỗn loạn và mơ hồ.
  • Thiếu sự hài hòa: Ít giao tiếp, không cùng chia sẻ tầm nhìn, buôn chuyện và những mâu thuẫn cá nhân. Trừ khi họ là những người lãnh đạo có thể thay đổi tình huống này, không thì ENFJ nên tuyệt đối tránh.
  • Nơi làm việc im lặng và không thú vị
  • Môi trường quá ít liên lạc với những người khác
  • Công việc đơn điệu: có xu hướng muốn phát triển, những người thì được học và làm nhiều điều mới, tệ nhất là tìm ra những cách mới làm một vài điều. Nếu bị bắt ép trong một môi trường khó tính và luật lệ sẽ không phải là lý tưởng của họ và sẽ dẫn họ đến sự thất vọng và buồn chán. ENFJ nên tuyệt đối tránh những nghề nghiệp như bảo vệ, giám sát công tường và những công việc tương tự thế.
  • Ít cơ hội học tập: họ luôn sẵn sàng họ hỏi những điều mới lạ vì thế một môi trường cho họ nhiều cơ hội thử thách mới là lý tưởng của các ENFJ.

Theo dữ liệu được thu thập từ các cuộc khảo sát dân số, những nghề nghiệp không phổ biến trong số ENFJ:

  • Thợ mộc 
  • Thợ điện 
  • Giám sát hệ thống 
  • Kiểm toán học nhiệm vụ máy tính
  • Quân sự 
  • Lập trình kỹ thuật 

5. Lời kết

Hy vọng những chia sẻ của Anh Chú Hướng Nghiệp sẽ giúp bạn định hướng và phát triển bản thân, lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất để có thể thành công, thăng tiến trong sự nghiệp.

Vui lòng ghi rõ nguồn khi chia sẻ nội dung bài viết:

Anh Chú Hướng Nghiệp (www.anhchuhuongnghiep.com)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp
Email

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dự án Anh Chú Hướng Nghiệp hiện thực hóa khát vọng giúp đỡ giới trẻ của Dương Trần – Thạc sĩ ĐH Harvard, Chuyên gia Tư vấn chiến lược.

Đọc thêm tại đây

Kết nối

Chủ đề

Đăng ký nhận newsletter

Đăng ký nhận newsletter

Nhận email cập nhật về các bài viết, tài liệu & sự kiện mới của Anh Chú Hướng Nghiệp