Anh chú hướng nghiệp

So Sánh Candidate-led Và Interviewer-led Case Interview

so sánh các dạng case interview

Trong quá trình chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn đối với vị trí tư vấn quản trị, có một điều quan trọng bạn cần phải biết là mặc dù những nguyên tắc của một cuộc phỏng vấn cơ bản đều giống nhau ở hầu hết các công ty tư vấn, nhưng phong cách phỏng vấn lại có sự khác nhau đối với từng công ty. Việc tìm hiểu các phong cách phỏng vấn đa dạng sẽ giúp bạn nắm trong tay “át chủ bài” để luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tâm thế chủ động dù ở trong bất kỳ tình huống nào. Bài viết này sẽ đi vào phân tích, so sánh những điểm tương đồng cũng như khác biệt của hai hình thức Candidate-ledInterviewer-led case interview – “đặc sản” của Management Consulting.

Table of Contents

interview

1. Những điểm giống nhau

Về tổng thể, đối với cả hai hình thức phỏng vấn, bạn đều sẽ phải:

  •       Xử lý nhiều thông tin và dữ liệu kinh doanh cùng một lúc
  •       Cấu trúc một vấn đề kinh doanh
  •       Sắp xếp các khái niệm
  •       Làm một số phép toán nhanh, và
  •       Đưa ra các đề xuất cho khách hàng của bạn.

     

Cụ thể hơn, Candidate-led Interviewer-led case interview đều có sự tương đồng với nhau ngay từ phần mở đầu.

Dù bạn phải đối mặt với kiểu phỏng vấn nào thì phần mở đầu vẫn sẽ giống hệt nhau. Bạn sẽ được cung cấp thông tin cơ bản và bạn có trách nhiệm tóm tắt lại vấn đề, tự giải thích câu hỏi và chuẩn bị cho phần trình bày của mình.

Bởi vì bạn sẽ luôn luôn là người dẫn dắt phần này, vậy nên hãy đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị sẵn sàng vì không ai biết chắc bạn có thể thành công hay thất bại tại bước này, dù là với candidate-led hay interviewer-led case interview.

Ngoài ra, phạm vi vấn đề bạn được yêu cầu giải quyết cũng có thể tương tự nhau. Nội dung của các business case rất có thể sẽ xoay quanh các loại framework điển hình như tăng trưởng thị trường, cắt giảm chi phí, mở rộng phân khúc khách hàng mới hay các câu chuyện về doanh thu…

Tất cả các công ty đều muốn nhìn thấy cách bạn giải quyết vấn đề và việc bạn trình bày rõ ràng cấu trúc bạn đã đưa ra ấy. Trước đây, 3 tập đoàn tư vấn hàng đầu (McKinsey, Bain và BCG) sẽ tìm kiếm các bộ kỹ năng và phong cách giải quyết vấn đề khác nhau từ những ứng cử viên của họ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những ứng cử thường nhận được lời đề nghị không chỉ một mà từ nhiều công ty tư vấn vì những phương pháp hay nhất đều cùng hội tụ tại một nơi.

2. Candidate-led vs Interviewer-led case interview – Có gì khác biệt giữa hai hình thức này?

2.1. Sự khác biệt nằm ở khía cạnh giao tiếp và đối tượng dẫn dắt buổi phỏng vấn

Candidate-led case interview

Trong trường hợp này, bạn gần như sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn việc phát triển cấu trúc cần dùng để giải quyết vấn đề và sau đó dẫn dắt người phỏng vấn đi đến kết luận thông qua cấu trúc mà bạn đã tạo lập.

Trong các trường hợp do ứng viên dẫn dắt, người phỏng vấn chỉ đóng vai trò như một khách hàng.

Các công ty sử dụng Candidate-led case interview để xem xét cách bạn sẽ dẫn dắt một business case thực sự giống như cách mà một nhà tư vấn quản trị sẽ làm trên thực tế, thay vì chỉ đơn giản là xử lý các thông tin đã được chỉ định.

Interviewer-led case interview

Thường thì người phỏng vấn sẽ có một bộ câu hỏi cụ thể mà họ muốn bạn giải quyết. Ngay cả khi bạn bắt đầu với cấu trúc của riêng mình, người phỏng vấn vẫn có thể bỏ qua nó và dẫn dắt bạn tới một loạt các câu hỏi đã được định sẵn mà họ dành cho bạn.

Interviewer-led case interview hoạt động theo mô thức là bạn có thể đưa ra một đề xuất về những gì bạn muốn làm, nhưng sau đó người phỏng vấn vẫn sẽ cho bạn biết bạn cần phải làm gì. Không hẳn do bạn hiểu sai vấn đề mà chỉ là người phỏng vấn bạn (đóng vai trò như người quản lý) đã biết trước rằng họ muốn mọi thứ diễn biến theo chiều hướng nào, và họ sẽ tiếp tục duy trì mọi thứ theo đúng hướng đó.

Nó giống như một sự tương tác và trao đổi qua lại với cấp trên hơn là một cuộc tư vấn sâu sắc với khách hàng. Trong trường hợp này, bạn được kỳ vọng sẽ hợp tác nhiều hơn với người phỏng vấn. Và nếu bạn thực sự giỏi trong việc giải quyết case interviews, bạn sẽ thấy rằng kết quả bạn muốn hướng đến thường sẽ giống hệt với đáp án mà người phỏng vấn định đưa ra cho bạn.

2.2. Phạm vi giải quyết Candidate-led case interview

Đối với hình thức do ứng viên dẫn dắt, bạn có rất nhiều sự lựa chọn. Bạn có thể chọn  tập trung vào thị trường, vào đối thủ cạnh tranh, vào giá cả hay bất cứ lĩnh vực nào bạn muốn.

Có thể bạn sẽ khá choáng ngợp khi không biết nên chọn con đường nào, dù bạn chỉ mới bắt đầu hay đã đi sâu giải quyết vấn đề. Và thậm chí cả khi bạn đã lựa chọn một lĩnh vực, đi hết nửa chặng đường, cũng sẽ không có gì là lạ khi đột nhiên bạn nhận ra rằng bạn không biết phải làm gì tiếp theo, vì đôi khi, phương hướng bạn đặt ra có thể sẽ đưa đến một kết quả khác với cách bạn mong đợi.

Tuy nhiên, hãy thật bình tĩnh nếu tình huống này xảy ra với bạn. Các công ty sử dụng hình thức này thường muốn đánh giá bạn về các cấu trúc bạn đã đưa ra, về khả năng toán học lẫn kỹ năng giao tiếp của bạn; nhưng bên cạnh đó, họ cũng muốn xem rằng liệu điều gì sẽ xảy ra với bạn khi bạn đi được ¾ chặng đường và đột nhiên thấy lạc lối. “Liệu rằng bạn có biết cách hướng tới các khuyến nghị không? Bạn có bị lạc và dò dẫm tìm đường không?”

Vì vậy, đừng lo lắng. Nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các case study và không ngừng luyện tập, bạn sẽ dần hình thành phản xạ đối với những việc cần làm sau khi giải case.

Candidate-led case interview đôi khi sẽ đặt bạn vào con đường của những sự lựa chọn mang tính rủi ro cao. Và nếu con đường bạn chọn dẫn bạn đến một ngõ cụt, bạn nên thừa nhận nó với người phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn nên cho họ thấy rằng bạn đã chuẩn bị tinh thần cho mọi điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, và khi bạn quay trở lại cấu trúc của mình để tìm kiếm sự lựa chọn khác, nếu bạn biết xử lý một cách thú vị và hấp dẫn, bạn có thể sẽ gây được ấn tượng với người phỏng vấn của bạn.

Interviewer-led case interview

Đừng vội nghĩ rằng việc được ở trong một cuộc phỏng vấn với interviewer-led case interview là dễ dàng hơn bởi lẽ trong những trường hợp này, bạn sẽ phải đào sâu phân tích chủ đề mà có thể bạn không phải chuyên gia trong lĩnh vực đó, vì trong cuộc phỏng vấn này, người nắm quyền chủ động không hẳn là bạn.

Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi rất cụ thể. Những câu hỏi có thể chỉ là câu hỏi có hoặc không đính kèm với một số tiêu chí nhất định hay những ngưỡng đánh giá cụ thể.

Case study mà bạn được phỏng vấn sẽ cụ thể hơn và đi sâu hơn vào một chủ đề nhất định. Bên cạnh đó, toán cũng sẽ khó hơn. Có thể sẽ xuất hiện nhiều phần toán học cần giải quyết trong case và mỗi lĩnh vực có thể sẽ yêu cầu bạn phải thực hiện nhiều phép tính hơn để đi đến câu trả lời

Bởi lẽ, trong interviewer-led case interview, các công ty đang kiểm tra bạn về các kỹ năng cụ thể.

case-interview-type

2.3. Sự khác biệt về nơi các hình thức được áp dụng

  •   Candidate-led case interview: Bain, BCG, LEK, Monitor/ Deloitte, PwC
  •   Interviewer-led case interview: McKinsey, Accenture, Strategy&, Oliver Wyman, Capital One

Lưu ý:

Mặc dù những công ty được kể trên sẽ thường áp dụng một kiểu phỏng vấn phù hợp với văn hóa làm việc của họ cho vòng case interview, nhưng vẫn sẽ luôn tồn tại một vài ngoại lệ.

Nếu bạn đang được phỏng vấn tại BCG và bạn cảm thấy như bạn đang ở trong một Interviewer-led case interview, đừng ngạc nhiên. Để có một sự chuẩn bị tốt nhất, bạn không chỉ nên biết về từng loại phỏng vấn có thể xảy ra tại công ty nào mà còn cần tìm hiểu cả thời điểm có thể xảy ra của từng hình thức ấy.

3. Lời kết

Cho dù bạn đang phỏng vấn cho công ty nào, hãy đảm bảo rằng bạn chuẩn bị cả hai loại phỏng vấn. Bởi lẽ, cũng như mọi trải nghiệm phỏng vấn khác, CHUẨN BỊ và CHỦ ĐỘNG là những điều quan trọng nhất để bạn có thể đạt được công việc mà bạn mong muốn.

Đọc thêm: Quy trình giải case interview cho người mới bắt đầu 

Vui lòng ghi rõ nguồn khi chia sẻ nội dung bài viết:

Anh Chú Hướng Nghiệp (www.anhchuhuongnghiep.com)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp
Email

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dự án Anh Chú Hướng Nghiệp hiện thực hóa khát vọng giúp đỡ giới trẻ của Dương Trần – Thạc sĩ ĐH Harvard, Chuyên gia Tư vấn chiến lược.

Đọc thêm tại đây

Kết nối

Chủ đề

Đăng ký nhận newsletter

Đăng ký nhận newsletter

Nhận email cập nhật về các bài viết, tài liệu & sự kiện mới của Anh Chú Hướng Nghiệp