Anh chú hướng nghiệp

Quy trình giải Case Interview cơ bản trong 4 bước!

quy trình giải case interview cơ bản

Trong một case interview, ứng viên sẽ cần phải phân tích và giải quyết một case study hay một vấn đề kinh doanh trong khi tương tác với người phỏng vấn. Quy trình giải Case Interview xuất hiện trong vòng tuyển dụng của các công ty tư vấn quản trị là một trong những phần khó nhất của cuộc phỏng vấn, kiểm tra cả kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng mềm của ứng viên trong vòng 30-45 phút.

Một vài ví dụ về Case Interview: 

  • “Chúng tôi có một nhà hàng tên là“ Burger in-and-out” với lợi nhuận giảm gần đây. Làm thế nào bạn có thể đảo ngược tình huống này? ”
  • “Giám đốc điều hành của một công ty xi măng muốn đóng cửa một trong những nhà máy của mình. Họ có nên làm điều đó không?”
  • “Ngân hàng thuộc top 20 muốn lọt vào top 5. Làm cách nào để ngân hàng đạt được mục tiêu đó?”

Table of Contents

quy trình giải case interview

1. Case interview đóng vai trò gì trong quá trình tuyển dụng management consulting? 

1.1. Tại sao lại sử dụng Case Interview trong kỳ tuyển dụng MC?

Case Interview là nền tảng của các buổi phỏng vấn tuyển dụng Management Consulting (MC). Theo đó, kỳ tuyển dụng MC thường sử dụng hình thức Case Interview bởi lẽ các vấn đề xuất hiện và được yêu cầu giải quyết trong phần này phản ánh các tình huống gần với thực tế trong hoạt động tư vấn hàng ngày hay gặp phải. 

Bên cạnh MC, các ngành nghề khác hiện nay như các vị trí liên quan đến Marketing, Strategy (Chiến lược) hay Retail (Bán lẻ) cũng đang sử dụng Case Interview trong quá trình tuyển dụng. 

1.2. Ứng viên thể hiện điều gì trong quy trình giải Case Interview ở kỳ tuyển dụng MC?

Case Interview được mô phỏng theo quá trình các hành động mà các chuyên gia tư vấn thực làm trong các dự án thực tế. Vì vậy, thành công trong giải quyết các case study được các công ty tư vấn coi là một dấu hiệu của một Management Consultant (nhà tư vấn quản trị) (có internal link giải thích) giỏi. 

Các kỹ năng định lượng và định tính của ứng viên được thể hiện rất rõ trong case interview. Nó cho phép người phỏng vấn có cái nhìn sâu sắc hơn về cách ứng viên tiếp nhận và xử lý vấn đề với một lượng thông tin hạn chế được cung cấp. 

Bên cạnh đó, ứng viên cũng thể hiện được khả năng chủ động và đặt những câu hỏi phù hợp trong quy trình giải case interview cơ bản. Đồng thời, case interview còn cho phép các công ty tuyển dụng đánh giá các kỹ năng, chẳng hạn giao tiếp, phân tích, giải quyết vấn đề,… của ứng viên. Không những thế, case interview còn là một bài kiểm tra về sự nhạy bén trong kinh doanh nói chung. 

case interview

2. Quy trình giải case interview cơ bản 

Theo một cách đơn giản, quy trình giải case interview điển hình sẽ đi qua 4 giai đoạn. 

2.1. Định hình bài toán – bước khởi đầu quan trọng trong quy trình giải case interview

Để chinh phục thành công bất kỳ Case Interview nào, ứng viên cần định hình câu hỏi và chắc chắn hiểu rõ vấn đề hay tình huống được nêu ra bằng cách xác nhận lại với người phỏng vấn.

Đừng chỉ đơn giản đọc lại câu hỏi mà hãy diễn đạt lại vấn đề theo cách hiểu của bạn để đảm bảo với người phỏng vấn rằng bạn đã nắm được các sự kiện chính trong case study. Điều này đặc biệt quan trọng trong tư vấn vì nhà tư vấn nhất thiết phải hiểu rõ nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Đồng thời, bạn cũng sẽ gây được ấn tượng với người phỏng vấn về khả năng tiếp nhận và phân tích vấn đề của mình. 

2.2. Làm rõ mục tiêu – bước tiếp theo chinh phục quy trình giải case interview

Trong quy trình giải case interview cơ bản, bạn nên đặt những câu hỏi cụ thể để làm rõ các mục tiêu, chẳng hạn: “Vậy mục đích của chúng ta là tăng lợi nhuận. Liệu có còn mục đích nào mà khác chúng ta cần nhận biết hay không?”

Đừng cố gắng giải quyết tất cả các mục tiêu trong một lần. Thay vào đó, hãy chia nhỏ vấn đề và giải quyết từng khía cạnh trong khoảng thời gian nhất định. Điều này cũng cho phép bạn có được sự tập trung vào vấn đề cần thiết nhất, qua đó thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề ưu tiên trong quy trình giải case interview.  

2.3. Hình thành cấu trúc – linh hồn của case interview

Đầu tiên, hãy xin phép người phỏng vấn cho bạn một khoảng thời gian ngắn để chuẩn bị cấu trúc giải Case Interview của mình. Đây là điều rất quan trọng và quyết định đến kết quả thành công của cuộc phỏng vấn. Nhiều ứng viên đã thất bại trong Case Interview vì họ cố gắng áp dụng các cấu trúc tiêu chuẩn hóa cho tất cả các trường hợp. 

Hãy luyện tập tạo cấu trúc cho các case study. Sẽ tốt hơn nhiều trong quá trình giải Case Interview nếu bạn có thể tạo ra cấu trúc bằng cách “thinking out loud” – nói ra suy nghĩ của mình. Điều này sẽ giúp bạn nhận được thông tin chi tiết từ người phỏng vấn và là cơ sở quan trọng để người phỏng vấn đánh giá kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể im lặng trong quá trình cấu trúc case study. 

Sau đó, hãy sắp xếp gọn gàng và chi tiết cấu trúc của bạn trên giấy. Trình bày với người phỏng vấn thông qua cấu trúc và đảm bảo rằng họ đồng ý với cách tiếp cận của bạn. Sử dụng Issue Tree để giúp tùy chỉnh cấu trúc của bạn.

2.4. Đặt câu hỏi liên quan – bước cuối của quy trình giải case interview

Hãy đặt câu hỏi để hiểu xu hướng của khách hàng, ngành và sản phẩm. Đặt câu hỏi về mô hình kinh doanh của công ty, tình hình cạnh tranh và các sản phẩm thay thế, vị trí của công ty trong ngành và sản phẩm, trong đó chú trọng về sự thay đổi là bước rất quan trọng trong quy trình giải case interview cơ bản

Các câu hỏi thường sử dụng trong quy trình giải case interview:

  • Tình hình hiện tại của khách hàng là gì?
  • Những gì đã thay đổi so với những năm trước?
  • Các dự đoán tài chính (và phi tài chính) cho tình hình hiện tại là gì?

Về khách hàng

Đừng ngại đặt câu hỏi về mô hình kinh doanh. Ngay cả khi bạn học kinh tế thì đôi khi cũng khó hiểu hết được mô hình kinh doanh của một công ty nếu không có sự điều tra và tìm hiểu chi tiết. Thông thường, các câu hỏi tiếp cận các khía cạnh như: 

  • Quy mô của công ty như thế nào? 
  • Cách thức hoạt động của một giao dịch kinh doanh trong công ty ra sao?
  • Sản phẩm được sản xuất như thế nào và một số bước sản xuất quan trọng là gì?
trình giải case interview

Về ngành 

Đối với những tình huống mà các yếu tố bên ngoài là quyết định (ví dụ: gia nhập thị trường), câu hỏi có thể được dùng như:

  • Ngành công nghiệp đang phát triển ở giai đoạn nào?
  • Những công ty dẫn dắt thị trường là ai?
  • Các nhà cung cấp là ai?
  • Điều gì đã thay đổi? Hãng nào đã rời ngành? Hãng nào đã tham gia thị trường gần đây? Tại sao? Có đối thủ cạnh tranh nào thay đổi giá của họ không? Còn hành vi mua hàng thì sao?
  • Có sự thay đổi trong quy định hoạt động hay không?
  • Phân tích theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michale Porter như thế nào?
  • Thị trường trong tương lai sẽ thay đổi như thế nào? 

Về sản phẩm

Trong một số trường hợp, mấu chốt của vấn đề là sản phẩm. Do đó, bạn có thể đặt câu hỏi, chẳng hạn: 

  • Sản phẩm thực sự là gì? Điểm mạnh / điểm yếu của nó là gì? Nó được sử dụng chủ yếu để làm gì? Có thay đổi nào trong cách sử dụng nó không?
  • Sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống? 
  • Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hoạt động như thế nào? Điểm mạnh / điểm yếu của họ là gì?
  • Giá của sản phẩm là bao nhiêu? Giá cả này như thế nào so với các đối thủ?
  • Các kênh phân phối là gì? Nơi bán hàng có phải là nơi có khách hàng hay không? Các kênh phân phối mới có xuất hiện gần đây không? (Để có cái nhìn hệ thống, bạn có thể tham khảo 4Ps Framework)

3. Lời Kết 

Tóm lại, quy trình giải case interview cơ bản phải trải qua 4 giai đoạn lần lượt như trên. Hãy nhớ tuân theo quy trình 4 bước để tiếp cận một Case Interview thành công. Sau tất cả, để chinh phục một Case Interview phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn sàng thực hành các bước giải Case interview của bạn.

Đọc thêm: Framework giải case interview thường gặp 

Vui lòng ghi rõ nguồn khi chia sẻ nội dung bài viết:

Anh Chú Hướng Nghiệp (www.anhchuhuongnghiep.com)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp
Email

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dự án Anh Chú Hướng Nghiệp hiện thực hóa khát vọng giúp đỡ giới trẻ của Dương Trần – Thạc sĩ ĐH Harvard, Chuyên gia Tư vấn chiến lược.

Đọc thêm tại đây

Kết nối

Chủ đề

Đăng ký nhận newsletter

Đăng ký nhận newsletter

Nhận email cập nhật về các bài viết, tài liệu & sự kiện mới của Anh Chú Hướng Nghiệp