Anh chú hướng nghiệp

Vị trí Management Consultant dành cho ai?

vị trí cố vấn quản trị dành cho ai?

Để duy trì và đảm bảo doanh nghiệp phát triển vững chắc, chúng ta không thể không kể đến những người đóng vai trò quan trọng như các giám đốc điều hành, các bậc quản lý hay ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, một vị trí nữa cũng đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện tình hình doanh nghiệp, bổ sung thêm giá trị cho tổ chức và giúp các nhà lãnh đạo đạt thành công là những nhà cố vấn quản trị – Management Consultant.

Table of Contents

1. Management Consultant là ai?

Management Consultant hay còn gọi là nhà cố vấn quản trị, họ là những người hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra giá trị và tối đa hóa tăng trưởng. Họ xác định các vấn đề kinh doanh và đề xuất các giải pháp cho những tình huống đó. Những dự án do các nhà tư vấn đảm nhận có thể rất đa dạng, bao gồm kinh doanh điện tử, quản trị nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, chiến lược kinh doanh,…

Một số công việc hàng ngày mà các nhà cố vấn quản trị đảm nhận bao gồm tiến hành phân tích dữ liệu của công ty, trao đổi với khách hàng, chuẩn bị các bài thuyết trình và đề xuất giải pháp cũng như quản lý các nhóm dự án,…

Có rất nhiều công ty để bạn có thể ứng tuyển vị trí cố vấn quản trị. Đứng đầu các hãng tư vấn, chắc hẳn rằng, không thể không nhắc đến “Big Three” MBB: McKinsey & Co., Boston Consulting Group (BCG), Bain & Company. Tiếp đến có thể kể đến một số hãng tư vấn chiến lược khác như: LEK Consulting, Oliver Wyman, Roland Berger, AT Kearny,… Bên cạnh đó, bộ phận tư vấn quản trị của “Big Four”: PwC, Deloitte, KPMG, EY cũng là một phương án lựa chọn tốt. Ngoài ra còn có một số Boutique Consulting Firms chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) như: West Monroe Partners, PKF Consulting,…

Đọc thêm: Tìm hiểu bộ ba công ty tư vấn nổi tiếng MBB

cố vấn quản trị

2. Vị trí cố vấn quản trị có gì thu hút?

Hiện nay, ngày càng nhiều người dấn thân vào ngành tư vấn quản trị, chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy cơ hội trở thành một nhà tư vấn. Một số lý do khiến cuộc cạnh tranh đó ngày càng gay gắt như:

2.1. Mức lương và các chính sách đãi ngộ đáng mơ ước

Theo IGotAnOffer, với một nhà cố vấn quản trị trình độ đại học, họ có đạt mức thu nhập 80.000 USD tương đương 1,9 tỷ VNĐ. Với những nhà tư vấn có bằng MBA, con số này có thể lên tới 150.000 USD, tương đương 3,5 tỷ VNĐ (chưa tính tiền thưởng). Tùy thuộc vào một số yếu tố như vị trí, hình thức tư vấn và kinh nghiệm của từng nhà cố vấn quản trị, con số này có thể dao động.

salary-1473938319

2.2. Cơ hội phát triển bản thân mạnh mẽ

Đào tạo và học tập là một phần không thể thiếu ở môi trường tư vấn, cùng với các cơ hội phát triển thường xuyên. Thông thường, sau mỗi một dự án, các nhà cố vấn quản trị có thể sẽ phải giải quyết vấn đề ở một ngành hoàn toàn mới, vì vậy, học và tìm hiểu một ngành nghề mới là một điều tất yếu. Chính sự đa dạng của các dự án cũng như cường độ của chúng sẽ là động lực thúc đẩy để các nhà tư vấn chủ động và không ngừng học hỏi, không ngừng rèn luyện. Bên cạnh đó, các công ty tư vấn còn tạo một môi trường rất tích cực, năng động để phát triển, khai thác hết tiềm năng con người. Những điều này có lẽ là lời lý giải hợp lý cho nhận định của một số công ty săn đầu người: “Một năm trong lĩnh vực tư vấn có thể tương đương hai đến ba năm trong lĩnh vực khác”. Các kỹ năng mà các nhà cố vấn quản trị phát triển trong lĩnh vực tư vấn, chẳng hạn như chiến lược, nghiên cứu và giao tiếp có thể hỗ trợ họ rất nhiều nếu họ quyết định thay đổi nghề nghiệp trong tương lai.

MCTant2

2.3. Cơ hội mở rộng mạng lưới kết nối

Đặc trưng của ngành tư vấn quản trị đó là làm việc theo các đội dự án. Mỗi dự án khác nhau sẽ là cơ hội để các nhà cố vấn quản trị mở rộng mạng lưới kết nối các mối quan hệ của mình bởi từng dự án sẽ có các đồng nghiệp và các đối tác khác nhau. Và với vòng tuyển chọn nhân sự khắt khe, chắc chắn rằng mỗi một nhà tư vấn đều có năng lực rất tuyệt vời. Không dừng lại đó, các nhà tư vấn còn có cơ hội làm việc trực tiếp với các CEO và đội ngũ của họ. Các bạn hãy thử tưởng tượng xem, khi có cơ hội làm việc với rất nhiều người giỏi như vậy, cơ hội học hỏi và phát triển của các bạn sẽ rộng mở đến nhường nào!

networking-cE1BAA7n-thiE1BABFt

3. Vị trí cố vấn quản trị dành cho những ai?

Thông thường, để trở thành một nhà cố vấn quản trị, các ứng viên tối thiểu phải tốt nghiệp trình độ cử nhân. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh cho vị trí này rất khốc liệt, vì vậy, những ứng viên có bằng MBA hoặc bằng thạc sĩ kinh doanh sẽ có ưu thế hơn đáng kể khi tham gia vào lĩnh vực này. Ngày nay, với tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành, các công ty tư vấn quản trị còn mở rộng cơ hội cho cả những bạn sinh viên năm 3, năm 4 và các bạn sinh viên mới ra trường. 

Với các bạn “newbie” chưa có nhiều kinh nghiệm, các bạn có thể tham khảo một số chương trình thực tập như McKinsey Consulting Fellowship Program hay một số vị trí như thực tập sinh phân tích kinh doanh (Business Analyst), thực tập sinh nghiên cứu thị trường,… Những cơ hội trên sẽ phù hợp nếu bạn là sinh viên năm cuối hoặc tân cử nhân, có khả năng sử dụng Tiếng Anh thành thạo, đáp ứng được một số tiêu chí khác về kỹ năng, phẩm chất như kỹ năng lãnh đạo, khả năng chủ động, tư duy logic, giải quyết vấn đề,…

Với các ứng viên có bằng MBA hoặc tương đương, cơ hội để trở thành một nhà cố vấn quản trị sẽ rộng mở hơn rất nhiều. Ở đa số các hãng tư vấn quản trị, các ứng viên có bằng MBA thường sẽ được tuyển vào với vị trí Associate. Họ có xu hướng dẫn dắt các nhánh công việc lớn và quan trọng trong một dự án. Tất nhiên là để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng cho vị trí này, ngoài kiến thức chuyên môn, các ứng viên cũng cần phải trau dồi những kỹ năng cần thiết như kỹ năng phân tích và xử lý tình huống, khả năng trực quan hóa dữ liệu, khả năng đàm phán, thuyết phục và gây ảnh hưởng,…

GROUP-1024x683

4. Lời kết

Những giá trị cùng những tiềm năng to lớn mà vị trí cố vấn quản trị mang lại đã khiến cuộc đua trên hành trình dấn thân vào ngành tư vấn quản trị ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Để giành được tấm vé trở thành một nhà tư vấn, hãy cố gắng rèn luyện và chuẩn bị mọi hành trang cần thiết ngay từ bây giờ bạn nhé!

Đọc thêm: Kỹ năng cần có của 1 management consultant

Vui lòng ghi rõ nguồn khi chia sẻ nội dung bài viết:

Anh Chú Hướng Nghiệp (www.anhchuhuongnghiep.com)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp
Email

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dự án Anh Chú Hướng Nghiệp hiện thực hóa khát vọng giúp đỡ giới trẻ của Dương Trần – Thạc sĩ ĐH Harvard, Chuyên gia Tư vấn chiến lược.

Đọc thêm tại đây

Kết nối

Chủ đề

Đăng ký nhận newsletter

Đăng ký nhận newsletter

Nhận email cập nhật về các bài viết, tài liệu & sự kiện mới của Anh Chú Hướng Nghiệp